ThienNhien.Net – Vùng đất “sáu tháng đồng khô cỏ cháy, sáu tháng nước ngập trắng đồng” này là nơi phát triển của thảm thực vật đa dạng với hơn 130 loài khác nhau, với các kiểu quần xã đặc trưng.
Vườn Quốc gia Tràm Chim ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới. Diện tích vườn quốc gia Tràm Chim hơn 7.313ha, thuộc địa phận 5 xã: Tân Công Sính, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành, Phú Hiệp và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Đây là một trong 8 khu vực bảo tồn các loài chim quan trọng nhất của Việt Nam với hơn 100 loài động vật có xương sống, 40 loài cá và 147 loài chim nước. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Đặc biệt, nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới như sếu đầu đỏ, te vàng, bồ nông, gà đãy Java… liên tục xuất hiện nhiều ở Vườn Quốc gia Tràm Chim. Một trong các điểm du lịch sinh thái nổi bật của Đồng Tháp là Vườn quốc gia Tràm Chim – khu Ramsar có tầm quan trọng quốc tế, xếp thứ 2.000 trên thế giới và thứ 4 ở Việt Nam. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Hai kiểu phân bố được ghi nhận: tập trung (khoảng 1.826 ha) và tràm phân tán. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Những loài thực vật phát triển với mật độ cao đã thành những đồng cỏ đơn thuần, trong khi đó có những loài cùng phát triển chung với các loài thực vật khác đã tạo nên những quần xã hoặc hội đoàn thực vật tiêu biểu của vùng đất ngập nước. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Đồng cỏ ngập nước theo mùa là một trong những hệ sinh thái khá phổ biến trong khu vực Vườn Quốc gia Tràm Chim. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Toàn cảnh một màu xanh bát ngát của vườn quốc gia Tràm Chim, thả hồn theo những cơn gió nhẹ mơn man, cảm nhận sự gần gũi với thiên nhiên và thấy lòng bình yên đến lạ. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Rừng tràm là thảm thực vật thân gỗ có diện tích lớn nhất, diện tích khoảng 2968ha. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Rừng tràm là thảm thực vật thân gỗ có diện tích lớn nhất, diện tích khoảng 2968ha. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Loài cò ốc tụ hội và sinh sản ở Vườn quốc gia Tràm Chim Đồng Tháp. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Du lịch Tràm Chim Tam Nông, du khách được đi xuồng xuồng len lỏi dọc theo những dòng kênh xanh mát, ngắm nhìn đủ loài chim bay lượn tìm mồi, cất tiếng gọi bầy huyên náo cả không gian. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Rừng tràm là thảm thực vật thân gỗ có diện tích lớn nhất, diện tích khoảng 2968ha. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Do tác động con người, hầu hết những cánh rừng tràm nguyên sinh đã biến mất và hiện nay chỉ còn lại là những cánh rừng tràm trồng, nhưng do được bảo tồn nhiều năm nên có những cụm tràm phân bố theo kiểu tự nhiên. Hai kiểu phân bố được ghi nhận: tập trung (khoảng 1.826 ha) và tràm phân tán. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Vùng đất ‘sáu tháng đồng khô cỏ cháy, sáu tháng nước ngập trắng đồng’ này là nơi phát triển của thảm thực vật đa dạng với hơn 130 loài khác nhau, với các kiểu quần xã đặc trưng: Quần xã sen, lúa trời, năng, cỏ ống, mồm mốc, rừng tràm và đầm lầy, phân bố xen kẽ với nhau. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Nhân viên thuộc tổ cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Vườn Quốc Gia Tràm Chim chăm sóc cho cá thể chim trích cồ quý hiếm tại trung tâm. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Nhân viên thuộc tổ cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Vườn Quốc Gia Tràm Chim kiểm tra sức khỏe cho cá thể bò sát kỳ đà tại trung tâm. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Nhờ khai thác lợi thế thiên nhiên một cách bền vững trong công tác bảo tồn, vườn quốc gia Tràm Chim đã và đang ngày càng hấp dẫn du khách gần xa, bởi vẻ đẹp riêng có và nhiều hoạt động lý thú. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)